Sách Nam Phương Hoàng Hậu - Vị quốc mẫu tân thời qua tư liệu báo chí 1934- 1945

5.0
6 Đánh Giá
17 Đã Bán
29
68.000 đ

Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

thứ hai 02/10/2023 lúc 07:39 CH

Tác giả: nhiều tác giả
Khổ sách: 14 x21 cm
Số trang: 188 trang
NXB Tổng Hợp TPHCM
Năm xuất bản: 2023

LỜI NÓI ĐẦU

Nhà Nguyễn (1802 - 1945) là triều đại quân chủ cuối cùng của Việt trải qua mười ba vị Hoàng đế nhưng chỉ có hai vị Hoàng hậu chánh vị trung cung. Điều đặc biệt, đây là hai vị Hoàng hậu được sách lập vào hai mốc thời gian rất đặc biệt của nhà Nguyễn là ở đời Hoàng đế đầu tiên và đời Hoàng đế cuối cùng của triều đại.

Vị Hoàng hậu đầu tiên là Thừa Thiên Cao Hoàng hậu (1762 – 1814) là nguyên phối của Thế Tổ Cao Hoàng đế mà chúng ta quen gọi là Hoàng đế Gia Long", vị Hoàng hậu đã trải qua bao gian lao khổ ải cùng với Thế Tổ trong thời gian bôn ba, trung hưng để nghiệp. Vị Hoàng hậu thứ nhì cũng trứ danh là mẫu nghi thiên hạ là Nam Phương Hoàng hậu (1914 – 1963) là nguyên phối của Hoàng đế Bảo Đại.
Nam Phương Hoàng hậu sinh ra ở Nam Kỳ. Kể từ khi trung hưng, Hoàng gia nhà Nguyễn đã ghi nhận nhiều vì mẫu nghi, phi tần có xuất thân từ miền Nam mà nổi danh hơn cả đó là Tả Thiên Nhơn Hoàng hậu, n nguyên phối của Thánh Tổ Nhơn Hoàng đế và Nghị Thiên Chương Hoàng hậu, nguyên phối của Hiện Tổ Chương Hoàng đế

Lịch sử mở cõi của nhà Nguyên gắn liền với vùng đất Nam Kỳ, do đó việc nơi này là đất sinh ra những vì hậu phi Nguyễn triều không phải là điều hiếm thấy khi ma luật bất thành văn đương thời luôn coi trọng con em nhà "trăm yêng” quyền quí, kim chi ngọc diệp của các vị đại thần mẫn cán, trụ cột triều đình. Vào thời điểm ban sơ đó, các vị công thần danh tướng, văn quan đa phần xuất thân từ nơi này,

Đối với các đời hậu phi, theo truyền thống quân chủ, là những người vợ lo về việc nội trợ nơi cung cấm, hầu hạ Hoàng đế, chăm sóc lăng tẩm, cung phụng miếu điện,... Đối với Nam Phương Hoàng hậu, bà cố gắng thực hiện đầy đủ trách nhiệm với cương vị là một người condâu hoàng tộc, chẳng những thế, bà còn được coi là một vị “quốc mẫu tân thời "
Hoàng đế Bảo Đại là vị quân chủ thứ 13 của triều Nguyễn, từ nhỏ ông đã được thọ hưởng sự giáo dục theo truyền thống lễ nghi Nho giáo với tinh thần Á Đông Ngoài ra, ông còn được đi du học tại Pháp nhằm học hỏi nhiều về kinh tế, chính trị đương thời, việc ngoại giao, lễ cư xử theo phương Tây. Việc giáo dục Hoàng đế từ nhà nhằm mục tiêu hòa quyện yếu tố truyền thống và hiện đại, đào tạo nên một vị quân chủ vừa am hiểu cổ điển vừa theo kịp tân thời, mà như câu nói của đức thánh không Tử là “Ôn cổ nhị tri tán” Điều này được thể hiện rõ rệt trong hai mươi năm trị vì của ông qua các việc cải cách lễ nghi, coi trọng công tác thiện nguyện, giao thiệp, đã tạo cho ông những nét khác biệt so với các vị Hoàng đế đời trước của triều Nguyễn,

Một người với tinh thần trí tán như Hoàng đế Bảo Đại thì chắc hắn ông muốn tự đưa ra những quyết định đúng dẫn cho cuộc đời của mình. Ông chọn Hoàng hậu là người sát cánh với ông trên cương vị “Đại Nam thiên tử, ngay từ lần gặp đầu tiên. Bà là người có dung mạo hơn người, tính hành thuần hậu, thuộc gia đình “trăm yêng, có học thức cao, xứng đáng dự vào vị trung cung. Đó cũng là những yếu tố làm cho Hoàng đế say đắm, quí trọng và muốn nên duyên cầm sắt với bà, mặc dầu biết bà là người theo đạo - một sự kiêng kị thầm lặng của Hoàng gia lúc bấy giờ.

Cùng người đăng

Top Sản Phẩm Bán Chạy

Sản phẩm liên quan

Sản phẩm liên quan

Sách Lịch Sử - Văn Hoá